LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LỚN MẠNH CỦA TẬP ĐOÀN ALIBABA

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LỚN MẠNH CỦA TẬP ĐOÀN ALIBABA

Thương mại điện tử là xu hướng và tất yếu của kinh tế thế giới. Thương mại điện tử hay còn gọi là e-commerce hay được hiểu đơn giản là mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua internet và các thiết bị điện tử khác.

Thập niên 70 của thế kỷ trước, thương mại điện tử đã bắt đầu hình thành thông qua việc các doanh nghiệp gửi các hợp đồng điện tử như đơn đặt hàng hoặc hóa đơn điện tử.

Một dấu mốc quan trọng đó là vào năm 1990, World Wide Web được phát minh bởi Timberners – Lee. Đặt nền móng cho sự phát triển bùng nổ thương mại điện tử đầu tiên qua trình duyệt web.

Năm 1994 Amazon.com được thành lập bởi Jeff Bezos và phát triển mạnh mẽ như bây giờ. Amazon được biết đến với việc làm thay đổi tư duy của các ngành công nghiệp đã được thiết lập thông qua đổi mới công nghệ và phát triển quy mô lớn. Công ty này là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, nhà cung cấp trợ lý AI và nền tảng điện toán đám mây được đo bằng doanh thu và vốn hóa thị trường. Amazon là công ty Internet lớn nhất tính theo doanh thu trên thế giới. Đây là công ty tư nhân lớn thứ hai ở Hoa Kỳ và là một trong những công ty có giá trị nhất thế giới. Amazon là công ty công nghệ lớn thứ hai tính theo doanh thu. (nguồn internet)

Theo xu hướng toàn cầu và sự bùng nổ của thương mại điện tử, năm 1999 Jack Ma thành lập Tập Đoàn Alibaba. Đến thời điểm hôm nay Alibaba đã phát triển mạnh mẽ sánh ngang cùng các ông lớn trên thế giới như Amazon hay Ebay và là tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc.

Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của Tập Đoàn Alibaba.

Năm 1999, Alibaba được thành lập tại 1 căn hộ của Jack Ma tại Hàng Châu, Trung Quốc. Từ khi thành lập Alibaba đã định hướng hoạt động như một công ty quốc tế chứ không phải là công ty trong nước.

Năm 2000, Soft Bank đầu tư 20 triệu USD vào Alibaba, cuộc gặp đó chỉ diễn ra trong 10 phút.

CEO Soft Bank “Son” nói: Trong tất cả các doanh nhân ông gặp ở Trung Quốc vào năm 2000. Jack Ma là người duy nhất không thuyết phục Son đầu tư tiền hay có một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ nào cả. Tuy nhiên ông có một “tinh thần chiến đấu mãnh liệu”, niềm đam mê và sự tin tưởng rằng Internet có thể thay đổi Trung Quốc. Jack Ma từng nói: “Ông có lẽ là nhà đầu tư táo báo nhất thế giới, ít ai can đảm được như ông ấy”. Đó là mối lương duyên đầu tiên để hình thành nên một tập đoàn Alibaba lớn mạnh như ngày hôm nay.

Năm 2001, Alibaba tạo ra sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị vẫn thúc đẩy công ty ngày nay. Nhiệm vụ của chúng ta là gì? Sứ mệnh của chúng ta là gì? Những điều này vô cùng quan trọng.

Năm 2002, lần đầu tiên dòng tiền Aibaba không còn âm, và đạt được lợi nhuận 500.000 NDT. Đó là niềm vui sự khích lệ để có được Alibaba như ngày nay.

Năm 2003, nhân viên Alibaba phải làm việc tại nhà, trong khu vực cách ly khi đại dịch SARS bùng phát tại Trung Quốc. Ngay trong thời gian khó khăn và thử thách này, Alibaba vẫn có thế cho ra mắt Taobao. Taobao hoạt động trên hình thức C2C hỗ trợ bán lẻ khách hàng với khách hàng.  Tính đến tháng 2/2018 Taobao có trên 580 triệu người dùng hàng tháng. Với hơn 1 tỷ sản phẩm được liệt kệ, năm 2016 Taobao là 1 trong 10 trang web TMĐT được viếng thăm nhiều nhất. Năm 2017, tổng khố lượng hàng hóa trên sàn của Taobao và Tmall cộng lại vượt 3 ngàn tỉ nhân dân tệ, nhiều hơn tổng các doanh nghiệp bán lẻ và trên internet của Mỹ cộng lại.

Năm 2004, Alipay được đưa vào để xây dựng niềm tin giữa người mua và người bán.

Năm 2005 – 2006 – 2007, Alibaba tiếp tục mở rộng thêm kênh mua sắm C2C và B2C.

C2C: là mô hình kinh doanh, người tiêu dùng có thể giao dịch với nhau, thông thường qua môi trường trực tuyến. Đây là giao dịch trực tuyến giữa người tiêu dùng với nhau qua một bên thứ ba, chẳng hạn một trang web làm trung gian tham gia đấu giá trực tuyến hoặc bán hàng trung gian.

B2C: là mô hình kinh doanh, giao dịch giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là quá trình bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp giữa những người tiêu dùng là người cuối cùng mua và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Năm 2008: bắt đầu cho người tiêu dùng hoạt động trên nền tảng B2B của mình. Tạo ra hơn 100.000 việc làm trên nền tảng của mình.

B2B: là mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đó là khi người mua hàng mua sản phẩm của 1 doanh nghiệp sau đó tiếp tục kinh doanh bán sản phẩm đó cho người sử dụng cuối.

Năm 2009, Alibaba bước vào lĩnh vực mới: điện toán đám mây. Năm 2009 cũng là năm đầu tiên ngày mua sắm toàn cầu 11/11 được tổ chức.

Năm 2010 – 2011 – 2012, thị trường thương mại điện tử của Alibaba tiếp tục phát triển với GMV hàng năm vượt qua một nghìn tỉ nhân dân tệ.

Năm 2013, Alibaba xuất hiện trong tất cả các điện thoại di dộng.

Năm 2014, Tmall Global ra mắt cho phép các thương hiệu quốc tế cung cấp sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng ở Trung Quốc. Năm 2014 Alibaba chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Năm 2016 Alibaba nắm giữ quyền kiểm soát Lazada. Từ đó đến nay Alibaba đã cách mạng hóa mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến với nhà bán lẻ mới.

Năm 2019 là năm kỷ niệm tròn 20 năm ngày thành lập. Alibaba không chỉ thống trị thị trường thương mại điện tử, mà còn thanh toán, điện toán đám mây, bất động sản và giải trí. Nhưng bệ phóng đầu tiên vẫn là thương mại điện tử. Nhìn và lịch sử phát triển, chúng ta có thể thấy giai đoan từ 2010 đến nay là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất. Hãy nhìn lại 10 năm phát triển mạnh mẽ nhất của Alibaba qua lăng kính và thống kê của VTV.

Trong 10 năm, trang thương mại điện tử Taobao của Alibaba phủ sóng khắp Trung Quốc, khi trên cả nước có khoảng 2000 ngôi làng Taobao (các địa phương có công ăn việc làm và sản phẩm bán ra hoàn toàn phụ thuộc vào trang này). Thói quen tiêu dùng của người Trung Quốc trong vòng 10 năm qua thay đổi nhanh chóng và Alibaba là một phần động lực thúc đẩy thay đổi đó.

Trung bình mỗi ngày, mỗi người Trung Quốc dành 3 tiếng đồng hồ để mua hàng trên mạng. Trải nghiệm mua hàng của họ cũng được nâng cấp từ khâu chọn hàng tới thanh toán chỉ bằng nhận diện khuôn mặt. Không chỉ các mặt hàng gia dụng hay thời trang, gần 50% người dân Trung Quốc mua rau củ quả và thức ăn tươi sống hàng ngày trên mạng Internet.

Trong kinh doanh, không thể bỏ qua tầm quan trọng của những ngày lễ. Nếu như trước kia, doanh thu mua sắm truyền thống tại Trung Quốc tăng vọt trong những dịp như Trung thu hay Tết âm lịch thì bây giờ, người ta lại nhắc tới một ngày lễ khác chính là 11/11 – ngày lễ độc thân. Đặc biệt là ngày lễ này là một phát kiến của Alibaba.

Trong năm 2019, trong vòng 24 tiếng, người tiêu dùng đã bỏ ra 38 tỷ USD để mua sắm trên các nền tảng của Alibaba. Năm 2018 là 30,8 tỷ USD. Chỉ trong 1 ngày, có 1 tỷ đơn hàng đã được xử lý. Năm 2019, chỉ trong 1 phút 08 giây mở sale, Alibaba thu về 1 tỷ USD tiền hang, đây là kỷ lục mới nhất. 90% các giao dịch mua hàng được thực hiện trên chiếc điện thoại di động.

Chỉ mất 10 năm để thương mại điện tử của Trung Quốc từ giai đoạn non trẻ vượt lên dẫn đầu thế giới, cạnh tranh cả với Mỹ. Trong 10 năm đó, dấu ấn của Alibaba rất rõ rệt. Giá trị thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc là 1.000 tỷ USD thì giá trị vốn hóa thị trường của riêng Alibaba đã là 460 tỷ USD, gần 1 nửa. (nguồn vtv.vn)

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Ở Việt Nam thương mại điện tử cũng bắt đầu phát triển mạnh mẽ những năm trở lại đây. Với các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,… Kinh doanh trên nền tảng Facebook, Zalo, TikTok,…, cũng phát triển chóng mặt.

Trung Quốc là thị trường hàng hóa vô cùng lớn và đa dạng về mẫu mã và giá thành lại rất phù hợp thị trường Việt Nam. Bạn ngồi nhà mà chẳng cần đi đâu cũng có thể mua và kinh doanh hàng Trung Quốc. Đó là cơ hội lớn để bạn kinh doanh online trên nền tảng và các công cụ hiện có

Thảm khảo những sàn thương mại điện tử lớn của Alibaba: TẠI ĐÂY

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.